Trong công cuộc cách mạng công nghiệp mới, sự phát triển của kinh tế – xã hội mang lại nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật là những mối nguy lớn đối với sức khỏe. Thực phẩm chức năng được coi như một công cụ hữu dụng và được sử dụng ngày càng phổ biến.

Theo kết quả của một số nghiên cứu, hầu hết chúng ta đều thiếu một số vi chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ. Thực phẩm chức năng sẽ cung cấp năng lượng, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là ở các giai đoạn cơ thể suy kiệt vì căng thẳng, stress trong mùa thi, công việc, chạy deadline…

Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong cây cỏ và động vật, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa các hóa chất vào cơ thể – tác nhân gây ra các phản ứng phụ, quen thuốc, nhờn thuốc. Theo báo cáo “Nghiên cứu thị trường toàn cầu về Thực phẩm chức năng: Thực phẩm bổ sung hoạt chất từ thảo dược sẽ trở thành thị trường lớn nhất trong năm 2020” do Persistence công bố.

Với tiềm năng lớn trong tài nguyên sinh học cùng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ lâu đời. Việt Nam đã đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất thực phẩm chức năng. Trong 15 năm trở lại đây, số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng đã tăng 240 lần, số lượng sản phẩm tăng gần 114 lần. Tính đến nay cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 6.800 sản phẩm đang lưu hành.

Đặc biệt trong 5 năm qua được coi là thời gian bùng nổ về sự phát triển của thị trường thực phẩm chức năng. Trong năm tới, thực phẩm chức năng vẫn tiếp tục là thị trường nhiều hứa hẹn.

Nhu cầu về TPCN ngày tăng cao

Theo nhận định của chuyên gia, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển theo các xu hướng chính:

Thứ nhất, tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam xác định tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu hướng tới sẽ có 90{e371441ad30aae85af22509f319c8c44fe3111aa270b7e47935d72567fd4d777} dân số hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng TPCN và 70{e371441ad30aae85af22509f319c8c44fe3111aa270b7e47935d72567fd4d777} dân số Việt Nam sử dụng loại thực phẩm đặc biệt này. Tuy nhiên, sự đa dạng của các nhãn hàng TPCN cùng với tình trạng “thật giả lẫn lộn” trong thị trường khiến người tiêu dùng phải luôn luôn cảnh giác và lựa chọn kỹ càng. Nhà sản xuất, phân phối cần xây dựng được thương hiệu, niềm tin và lòng trung thành của khách hàng để có thể tồn tại và phát triển.

Thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc trong thị trường khiến người tiêu dùng phải luôn cảnh giác

Thứ hai, phát triển dịch vụ và phương thức bán hàng mới. Cuộc bùng nổ cách mạnh 4.0 gắn với sự phát triển của thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp đã ra mắt các website bán hàng trực tuyến nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm online của khách hàng. Xu thế bán hàng trực tuyến cũng là tất yếu, bao gồm cả ngành TPCN. Những lợi ích do thương mại điện tử mang lại giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đồng thời tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.

Thứ ba, xu hướng đầu tư sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm có lợi cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, trong tình trạng thị trường TPCN hỗn loạn như hiện nay thì đảm bảo chất lượng trở thành yêu cầu không thể thiếu của khách hàng.

Có thể thấy, tiềm năng của ngành thực phẩm chức năng là rất lớn, đồng thời cuộc canh tranh giành thị phần của doanh nghiệp cũng vô cùng khốc liệt. Do đó, doanh nghiệp cần có sự chủ động, chiến lược kinh doanh chính xác và nhạy cảm với những biến động của thị trường.