“ Từ hàng trăm năm trước … khi tôi có thứ bạn muốn , bạn có thứ tôi cần, cuộc trao đổi đã diễn ra”
( Nguồn 1980books.vn )

 

Marketing thực chất đã diễn ra từ rất lâu nhưng chỉ đến khi xã hội phát triển , cùng với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 diễn ra ,thì nó mới thực sự vươn lên khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế.

Tất cả điều này đều bắt nguồn từ nhu cầu về mẫu mã, chất lượng của người tiêu dùng với hàng hóa ngày càng tăng cao . Điều đó dẫn đến cuộc cạnh tranh giữa những “ người bán “ làm sao vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng , vừa đưa sản phẩm của mình trở thành sự lựa chọn tiêu dùng hàng đầu tại thời điểm đó.

Và đến tận bây giờ , cuộc đấu này vẫn đang diễn ra , đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 – nơi Marketing trở thành “con át chủ bài “của mọi Doanh nghiệp .

I. NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING :

  1. Marketing 1.0 : Thời đại của những ông trùm sản xuất

Có thể nói , đây là thời kỳ bùng nổ của sản xuất hàng hóa , khi từ nông thôn đến thành thị hàng loạt các nhà máy mọc lên ,cùng với các thương hiệu trỗi dậy như một ngôi sao sáng chỉ trong một đêm.

                                  ” Đó là thời kỳ của những giấc mơ Mỹ “ .

Không thể phủ nhận cách mạng công nghiệp đã giúp những ông trùm sản xuất được sinh ra và tạo ra một môi trường cạnh tranh hàng hóa .

Nếu như trước thời đại này , câu hỏi được đặt ra :” Làm thể nào để sản xuất hàng hóa?” thì bây giờ câu hỏi là :” Sản xuất cái gì ? và làm sao để bán được chúng ?” .

Và thời đại đó , việc tiếp thị được xoay quanh 4P : Product –Sản phẩm, Price- Gía cả , Place- phân phối và Promotion- Xúc tiến thương mại .

  2. Marketing 2.0: Thế giới kết nối với nhau

                                       “Năm 1969 , Internet ra đời …… “

Cách mạng công nghiệp 3.0 bắt đầu với sự tự tiên phong của “ Cách mạng thông tin “ , khi con người có thể kết nối với thế giới chỉ thông qua một màn hình máy tính thì tất cả mọi thứ đều thay đổi trong đó có cả cách mà người tiêu dùng mua sắm .

Họ giờ có nhiều sự lựa chọn hơn, yêu cầu cũng ngày càng cao hơn , thì việc bán hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng hơn hẳn trước kia .

Và Marketing thời kỳ này cũng chú trọng vào việc quan tâm đến thị hiếu của khách hàng và dùng nó để quảng bá sản phẩm thay vì chỉ đưa mọi thông tin của sản phẩm một cách đơn thuần.

  3.Marketing 3.0: Sức mạnh của mạng xã hội

   Khi con người kết nối với con người, họ tạo ra một cộng đồng , một cộng đồng tạo ra sức mạnh , đó là sức mạnh thống nhất của lý trí và hành vi .

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì con người càng đòi hỏi việc được kết nối sâu và rộng hơn với thế giới , đặc biệt là sự kết nối cộng đồng .

Đây là thời kỳ sức mạnh của mạng xã hội lan tỏa hơn bao giờ hết , người tiêu dùng dùng nhiều thời gian của mình ở trên mạng hơn , hành vi tiêu dùng của họ bị ảnh hưởng bởi những đám đông trên mạng.

Do vậy như một lẽ tất yếu Marketing 3.0 cũng phải tham gia vào “cuộc chơi mua sắm “ của người tiêu dùng trên đó , đi sâu tìm hiểu không chỉ sở thích của họ mà còn cả những thói quen tiêu dùng trên các trang mạng xã hội.

II. MARKETING 4.0 – NƠI THẾ GIỚI ĐƯỢC SỐ HÓA .

                                        Marketing is The Trend

Nếu dùng một cụm từ để miêu tả Marketing thì đó chính là “ Xu hướng“ , không một chiến lược Marketing nào lại thoát khỏi vòng xoáy của xã hội . Mọi chuyển động của thế giới đều phải được nắm bắt trong Markerting , đó chính là lý do mà khi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời thì Marketing cũng chuyển mình để bắt kịp thời đại.

1. Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 :

 “ Công nghiệp 4.0” là một thuật ngữ khởi nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức nhằm thúc đẩy việc sản xuất điện toán hóa trong lĩnh vực hàng hóa. Và cụ thể theo Klaus Schwab – người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì đó là :”Sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học “.

Trong đó có một số công nghệ số hóa được nhắc tới : Internet of Thing ( vạn vật kết nối ), điện toán đám mây, Big Data (dữ liệu lớn), trí tuệ nhân tạo (AI) .

Và tất nhiên , nằm trong cách mạng công nghiệp 4.0, Marketing 4.0 cũng được phát triển dựa trên những nền tảng trên .

2. Những tư duy mới :

                     Costumer journey – Cuộc hành trình của khách hàng

Đây là một khái niệm được McKinsey xây dựng lên , nếu như xưa kia ta hay dùng mô hình Marketing hình phễu với điểm kết thúc là Action ( Hành động ) thì giờ theo McKinsey , đó mới chỉ là sự bắt đầu của chuỗi vòng lặp tư duy mua sắm của khách hàng .
Trong đó cái quan trọng nhất là tạo ra Advocacy (sự ủng hộ )- 1 trong những yếu tố kiên quyết khiến khách hàng gắn bó với sản phẩm, cùng với đó biến họ trở thành một tuyên truyền viên cho Doanh nghiệp .

1 số hình ảnh về Customer journey Map

Việc lập ra được những Customer journey Map sẽ giúp người làm Marketing có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về quy trình mua hàng của người tiêu dùng với sản phẩm cụ thể nào đó .

Từ đấy đưa ra chiến lược Marketing hợp lý nhất , tạo ra được những điểm Touch point ( Thời điểm khách hàng tiếp xúc với thương hiệu ) đánh chúng vào phân khúc khách hàng mà sản phẩm cũng như doanh nghiệp đang hướng tới .

3. Xu hướng Marketing của những kẻ thức thời :

    a) Kết hợp cả 2 hình thức PR trực tuyến và truyền thống :

Đầu tiên , luôn phải kể đến các kênh truyền thống như TV, báo ,… tuy có lịch sử phát triển lâu đời nhưng nó vẫn là kênh có khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi cao nhất. Đặc biệt là người trung tuổi, cao tuổi –những người ít tiếp xúc với Internet.
Tuy nhiên , việc Internet đang vươn lên là kênh có tốc độ phát triển nhanh nhất với số lượng người sử dụng và truy cập trong thời gian dài là điều không thể phủ nhận.

Theo khảo sát “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng “ do Visa thực hiện cuối năm 2016 thì:

  •  Mức độ tin dùng Thanh toán điện tử tại Việt Nam tăng 8% so với năm 2015.
  •  83 người tham gia khảo sát cho biết họ mua sắm online ít nhất 1 lần /tháng (tăng 11%).
  • Hành vi mua sắm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc đọc nhận xét, bình luận trên mạng xã hội (73%), kế đó là các chương trình khuyến mại (53%) .

Theo số liệu thống kê của Facebook thì có 35 triệu người sử dụng mạng xã hội này tại Việt Nam trong đó 75% là nằm trong độ tuổi 18-34.

Từ những số liệu trên ta có thể thấy , việc tăng cường quảng cáo ở các kênh mạng xã hội như Facebook, Instargam ,… và đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến là điều cần thiết để tiếp cận đến những nhóm đối tượng tiềm năng này .

Kết hợp đa kênh quảng cáo là một điều tất yếu bởi nó giúp các Doanh nghiệp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi, địa lý ,… khác nhau ,khiến hình ảnh sản phẩm được phủ sóng rộng hơn và mang tính cạnh tranh cao nhất .

Tuy nhiên cũng tùy theo phân khúc khách hàng và mục tiêu sản phẩm hướng tới mà các Doanh nghiệp nên có những chiến lược PR hài hòa và trọng tâm ở từng kênh phù hợp.

b) Xây dựng các banner, logo thương hiệu theo xu hướng 3D thông qua các chất liệu đời thường, gắn liền với cuộc sống .

                                                   “ LESS IS MORE “

Đối với một xã hội đang hỗn loạn thông tin, hình ảnh như ngày nay thì việc xây dựng các hình ảnh banner, logo theo phương thức tối giản, sử dụng các chất liệu đời thường , gắn liền với bản sắc của địa phương đang là định hướng phát triển của vô số các Doanh nghiệp.
Điều này mang đến sự thiện cảm cho người tiêu dùng cũng như mang tính ứng dụng cao , đảm bảo tuổi thọ của Logo thương hiệu , đặc biệt là thông qua đó truyền tải được những thông điệp, câu chuyện, sứ mệnh của Doanh nghiệp .

Thông qua hình quả táo cắn dở  Apple mang đến thông điệp về sứ mệnh khao khát sự hoàn hảo trong từng thiết kế của họ .

     c) Ứng dụng Social Listening trong xử lý khủng hoảng truyền thông.

           “ Nếu Facebook là một quốc gia, thì đó sẽ là quốc gia đông dân thứ 3 thế giới “

Với hơn 2 tỷ người đang sử dụng Facebook trên thế giới ( Theo Thống kế của Facebook vào tháng 6/2017) , trong đó Việt Nam là 35 triệu người thì hãy thử tưởng tượng nếu như một cuộc khủng hoảng truyền thông xảy ra trên Facebook nói riêng thì chuyện gì sẽ xáy ra ? Đó có lẽ là một điều kinh hoàng mà bất cứ một Doanh nghiệp nào cũng không muốn nghĩ đến.

Chính vì vậy , Social Listening với sứ mệnh lắng nghe và phân tích ý kiến của người tiêu dùng dựa trên những gì họ thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,… Cùng các diễn đàn và báo điện tử đã ra đời .

Đây chính là công cụ hữu hiệu để cho các Doanh nghiệp thấy được sự phản hồi, tương tác của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình như thế nào , từ đó kịp thời điều chỉnh chiến lược Marketing trong thời gian thực hoặc nhanh chóng ngăn chặn các mầm mống hiểm họa truyền thông trên các trạng mạng xã hội với chi phí thấp.

d) Đến lúc hòa mình vào thế giới của VR/AR –Công nghệ thực tế ảo/ thực tế tăng cường.

Có thể nói , thời đại công nghệ 4.0 là cuộc chạy đua “biến cuộc sống ảo thành hiện thực “ của các Doanh Nghiệp . Với bước tiên phong là Công nghệ thực tế ảo ( VR) và thực tế tăng cường (AR) , chúng đã mang trải nghiệm 3D đến với người tiêu dùng thông qua những sản phẩm 2D đơn thuần trên cataloge một cách sống động nhất .

Ứng dụng Sephora Virtual Artist của nhãn hàng Sephora áp dụng công nghệ AR đã mang đến trải nghiệm make up cho người tiêu dùng và thu hút được hơn 13 triệu lượt like trên Facebook.

Chiến dịch “Du lịch ảo cùng mạng 4G “ ứng dụng công nghệ VR của Tập Đoàn Viettel diễn ra tại Hà Nội

     e) INBOUND MARKETING , tại sao không ?

Inbound Marketing là phương thức Pull Marketing – tìm mọi cách để thu hút khách hàng về phía mình một cách tự nguyện . Trong đó tiếp thị từ bên trong-nội bộ Doanh nghiệp là kim chỉ nam của nó . Và để kim chỉ nam đi đúng hướng thì nó sử dụng quy chuẩn ACCD (Attract-Convert-Close-Delight )hay còn gọi là “Biến người lạ thành “ Gương mặt đại diện “ “ thông qua chính Website của Doanh nghiệp .

Trong Inbound Marketing hãy đảm bảo Website phải được thiết kế một cách thân thiện, sinh động , sáng tạo , mang tính trải nghiệm cao cũng khả năng tương tác lớn . Bởi Website chính là bộ mặt của Doanh nghiệp, là nơi mà người tiêu dùng tiếp cận đến trước khi quyết định mua sắm . Vì vậy hãy áp dụng một số xu hướng mới như :

  • Parallax Scrolling (web phong cách cuộn trang ).
  • Sử dụng màu sắc tươi sáng , đặc biệt là màu sắc của năm như màu xanh Greenery.
  • Kết hợp Design theo chủ đề , phong cách của Doanh nghiệp .
  • Luôn gợi mở các liên kết để share website , các mục inbox chăm sóc khách hàng tự động.

Thời đại cách mạng 4.0 đang diễn ra nhanh chóng ở mọi lĩnh vực , mọi nghành nghề và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người , đặc biệt là cách tiêu dùng hàng ngày . Chính vì vậy, ngay lúc này, những Maketer phải lập tức thay đổi bản thân, thay đổi cách tư duy để chuyển biến theo vòng xoáy công nghệ này.Và quan trọng là luôn bắt kịp các xu hướng để không trở thành kẻ “ lỗi thời “ trong kỷ nguyên cách mạng hóa bùng nổ ngày nay.